Lối sống ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc như thế nào?
11
09Những lựa chọn lối sống không lành mạnh như hút thuốc, sử dụng rượu và béo phì… có thể thay đổi cách cơ thể chuyển hóa thuốc, ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh.
Để hiểu sâu hơn về mối liên hệ này, các nhà nghiên cứu Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã tiến hành xét nghiệm mẫu gan của 116 người đã chết do bệnh tâm thần. Mục tiêu là để tìm hiểu tác động của các yếu tố lối sống đến việc sản xuất các enzyme chuyển hóa thuốc. Một phần đáng chú ý đối tượng nghiên cứu của họ là người hút thuốc, nghiên rượu hoặc béo phì.
Các nhà khoa học phát hiện ra điều thú vị cho thấy, lối sống ảnh hưởng đến lượng enzyme chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Sự thay đổi về lượng enzyme có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc mà nhóm bệnh nhân này sử dụng.
Trong trường hợp những người tham gia sử dụng rượu, nồng độ enzyme chuyển hóa thuốc CYP2E1 cao hơn khoảng 30% so với những người không hề uống rượu. Điều này có nghĩa là liều lượng tiêu chuẩn của một loại thuốc có thể có tác dụng thấp hơn đối với một phần đáng kể của nhóm người trong nghiên cứu.
Tuy nhiên, khi phân tích mẫu gan của những người béo phì, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy tác dụng ngược lại đối với một loại enzyme chuyển hóa thuốc riêng biệt, CYP3A4. Họ nhận thấy rằng, chỉ số BMI cao hơn có liên quan đến việc giảm sản xuất enzyme chuyển hóa thuốc này.
Những người có chỉ số BMI rất cao sản xuất lượng enzyme CYP3A4 nhỏ hơn đáng kể. Trên thực tế, họ chỉ có lượng enzyme trong cơ thể bằng một nửa so với những người có cân nặng bình thường. Điều này có thể khiến cơ thể chuyển hóa thuốc quá chậm, do đó làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
CYP3A4 tham gia vào quá trình chuyển hóa một số lượng lớn các loại thuốc quan trọng, và do đó có ý nghĩa quan trọng đối với những người thừa cân không dùng đúng liều…